Quần Anh – Quần Phương – Hải Hậu qua các thời kỳ lịch sử
Làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh được ra đời vào khoảng năm 1485 thuộc thôn Bắc Cường – xã Quần Anh thuộc tổng Thần Lộ, sau thuộc tổng Kim Giả, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam (nay là xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
Triển lãm nghệ thuật cây cảnh -đồ gỗ mỹ nghệ tại làng nghề Hải Minh- Hải Hậu năm 2012
Làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ – cây cảnh nghệ thuật Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Nhiều quý khách xa quê lâu ngày khi về thăm làng nghề có hỏi thăm về các địa danh với tên gọi trước đây khiến nhiều người ngỡ ngàng và không phải ai cũng có thể biết được. Nay xin được giới thiệu lịch sử về các tên gọi làng xã thuộc Quần Anh (sau đổi tên là Quần Phương, nay là Hải Hậu) qua các thời kỳ từ khi hình thành vào năm 1485 đến nay: |
Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định. Tọa độ địa lý khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc, và 106,00 đến 106,21kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là biển Đông- Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng thị trấn Thịnh Long. Hải Hậu nối với tỉnh lỵ Nam Định bằng Quốc lộ 21 dài 36 km. Hệ thống giao thông đường bộ huyết mạch của huyện Hải Hậu gồm: Quốc lộ 21 qua 3 thị trấn là Yên Định, Cồn và Thịnh Long; đường 56 (đê Hồng Đức) từ cầu Hà Lạn (xã Hải Phúc) qua thị trấn Yên Định tới cầu Ninh Cường (sang thị trấn Liễu Đề huyện Nghĩa Hưng) và đường An-Đông (được xây dựng từ năm 2007). Đến nay, Hải Hậu có hệ thống đường nhựa, đường bê tông liên xã, liên thôn nối từ huyện lỵ về khắp các xã, thôn, xóm. Đò huyện xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định (Sông Ninh Cơ) Về đường thủy: Ngoài cảng Thịnh Long và cửa biển Văn Lý, còn có sông Ninh Cơ. Tầu trọng tải 2.000 tấn từ cửa Lác Giang chạy lên cập cảng Nam Định, lên cảng Hà Nội cũng rất thuận tiện. Cũng từ sông Ninh, Hải Hậu có Âu Múc và nhiều cửa cống để tàu, thuyền, bè thuận tiện đi lại.
Nhà Văn Hoá huyện Hải Hậu Diện tích tự nhiên 226km2, dân số: 294.216 người (thời điểm năm 2009), được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2. Trong đó đồng bào Công giáo khoảng trên 40% và khoảng 60% có tín ngưỡng Phật giáo Chùa Phúc Hải – Hải Minh, Một trong hai ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất huyện Hải Hậu đã được xếp hạng di tích lịch sử
I. Thời kỳ từ năm 1485 đến năm 1511: Theo Địa chí Nam Định và các tài liệu (sách, văn bia, phả ký…) còn lưu trữ ở Hải Hậu thì vào khoảng năm 1485-1486, Tứ Tổ Quần Anh bắt đầu khai khẩn vùng bãi bồi Lạch Lác. Buổi đầu lập đất Phú Cường- ấp đầu tiên của Quần Anh và cũng là ấp đầu tiên của Hải Hậu (nay là xóm 6 xã Hải Trung). Từ ấp Phú Cường mở mang thành Quần Cường ấp. Tứ Tổ chia Quần Cường Ấp làm “Nội thập giáp, Ngoại tứ thôn”. Nội Thập giáp được chia như sau: “Lấy sông Trung Giang (Sông Giữa) (sông này, nay phía đông từ chợ xã Hải Trung, phía Tây đến Cầu Ngói xã Hải Anh) làm trục. Đất hai bờ Nam và Bắc sông Giữa giáp với sông Múc cầu Đông là Giáp Nhất chuyển dần về phía tây là Giáp Nhì, Giáp Tam, Giáp Tứ, Giáp Ngũ, Giáp Lục, Giáp Thất, Giáp Bát, Giáp Cửu, Giáp Thập (Cầu Ngói). Nhà Thờ Tổ Vũ Chi – xã Hải Anh – huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định Bao quanh 10 Giáp là 4 thôn: Đông Cường, Tây Cường còn gọi là An Cường, Trung Cường, Bắc Cường.(Làng Nghề Hải minh thuộc thôn Bắc Cường ) Tứ Tổ lập sổ đinh, sổ điền, tâu xin, năm Lê Hồng Thuận thứ 3 (1511) được vua Lê Tương Dực (1509-1516) phê chuẩn cho Quần Cường ấp thăng thành xã Quần Anh. Với địa án Tư Điền Thế Nghiệp. Mốc giới tứ cận: Đông: Cồn Quay, Cồn Bẹ (nay thuộc xã Hải Thanh và thôn Xuân Hà xã Hải Đông huyện Hải Hậu); Tây: Núi Lẹ, Thần Phù (nay nằm ngoài khơi giữa huyện Kim Sơn-Ninh Bình và Nga Sơn-Thanh Hoá). Thần Phù bấy giờ là cửa bể, thuộc huyện Tam Điệp (trên thực tế chỉ khai khẩn đến Ninh Cường); Bắc: Giáp Đại Hà (Sông lớn tức sông Ninh Cơ); Nam: Quán Vu Hải Thập Bát Xích Thuỷ Thâm (phía Nam vươn ra biển ở độ sâu 18 sải nước). Từ đây Quần Anh mới có tên trong bản tịch quốc gia, thuộc tổng Thần Lộ, sau thuộc tổng Kim Giả, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam. Thị trấn Yên Định – Trung tâm hành chính – văn hoá của huyện Hải Hậu II. Thời kỳ từ năm 1512-1804: Đây là thời kỳ khai khẩn từ phía Nam đê Hồng Đức (đường 56) xuống đến đê Tiền Cồn (đường 50), phân chia ra một số thôn, giáp, ấp để thành lập thêm một số xã, thôn, ấp mới. Chia đất 4 thôn: Thôn Bắc Cường gồm: Đầm Cát (sau thành xã Hùng Mỹ, thôn Phạm Rỵ xã Trung Hòa, xã AnNinh);Thôn Phạm Pháo;Xã Cát Thượng (sau xã Cát Thượng hợp vào xã Hải Minh và xã Hải Anh); Thôn Trung Cườngchia ra phía Đông thành Nam Biên, phía Tây vẫn giữ tên Trung Cường; Thôn Đông Cường chia ra thành Đông Cường, Đông Biên, Bắc Biên (năm 1804 thuộc xã Quần Anh Hạ); Thôn Tây Cường còn gọi là An Cường chia ra đất Cồn Khuôn còn gọi là Cồn Chăn. Sau là Cát Hạ, Cát Trung, Tuân Chử. Năm 1723 tách đất An Cường đổi làm xã Ninh Cường. Ninh Cường vẫn thuộc tổng Quần Phương. Năm 1888 tách thành tổng Ninh Cường. Năm 1516, phả ký xã Kim Đê ghi “năm 1516. Tứ tổ Mai, Phạm, Phan, Nguyễn từ Cầu Gai sang nhận đất ở Tây Quần Cường”. Năm 1804 xã Quần Anh chia làm 3 xã: Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ. Xã Quần Anh Thượng gồm 5 giáp: Giáp Lục, Giáp Thất, Giáp Bát, Giáp Cửu, Giáp Thập, Thôn Trung Cường suốt ra bể; Xã Quần Anh Trung gồm 5 giáp: Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Tam, Giáp Tứ, Giáp Ngũ, thôn Nam Biên suốt ra bể. Năm 1832 vì hỗn cư, hỗn canh xã Trung lùi mốc giới từ cầu Phe Năm về cầu Phe Tư; Xã Quần Anh Hạ gồm Đông Cường, Đông Biên, Bắc Biên suốt ra bể. Lúc này ba xã Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ, Kim Đê thuộc tổng Kim Giả.
III. Thời kỳ từ năm 1805 đến 27/12/1888 (thời kỳ này mở rộng đất phía Nam đê Tiền Cồn tiến tới thành lập huyện Hải Hậu. Đồng thời phân chia ra hai lý Kim Anh, Lục Anh và Phú Lễ ấp): Năm 1862, vì kiêng tên húy Triệu Tổ nhà họ Nguyễn là Nguyễn Kim, Kim Đê đổi làm Phương Đê, Kim Anh đổi làm Quỳnh Anh. Kèn đồng Phạm Pháo – Hải Minh – Hải Hậu – Nam Định Năm 1887, kiêng miếu hiệu vua Tự Đức là Dực Anh, ba xã Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ đổi làm Quần Phương Thượng, Quần Phương Trung, Quần Phương Hạ, hai lý Quỳnh Anh, Lục Anh đổi làm Quỳnh Phương, Lục Phương. Năm 1888, theo sách “Tân Biên Nam Định tỉnh Địa dư chí lược” Tập Thượng quyển một trang 8, thì “Đồng Khánh năm thứ 3 (1888) lấy xã Ninh Cường, trại Lác Môn, làng Tân Lác, phường Lác Môn thủy cơ của tổng Quần Phương để lập ra tổng Ninh Cường thuộc về huyện Chân Ninh. Còn các xã thuộc tổng Quần Phương và tổng Ninh Nhất cắt về để thành lập huyện Hải Hậu”. Theo Quyết định của Nha kinh lược Bắc Kỳ, ngày 27/12/1888 huyện Hải Hậu được thành lập gồm 4 tổng (28 xã, lý, ấp). Huyện lỵ đặt tại thôn Đông Cường xã Quần Phương Hạ tổng Quần Phương. Huyện Hải Hậu thuộc phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định. – Tổng Quần Phương do Tứ Tính-Cửu Tộc khai khẩn được tách ra từ huyện Chân Ninh (có 7 xã, ấp, lý: Quần Phương Thượng, Quần Phương Trung, Quần Phương Hạ, Phương Đê, Phú Lễ Ấp, 2 lý Quỳnh Phương, Lục Phương). – Tổng Kiên Trung do các Tổ Mai- Phạm- Lê- Nguyễn khai khẩn, được tách ra từ huyện Giao Thủy (gồm 7 xã phía Nam huyện Giao Thủy (huyện Xuân Trường ngày nay): xã Lạc Nam, Kiên Trung, Trà Trung, Trà Hạ, Hội Khê Nam, Hà Quang và Hà Lạn của hai tổng Kiên Lao và Cát Xuyên hợp thành). – Tổng Ninh Nhất do Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ tổ chức khai khẩn, được tách ra từ huyện Chân Ninh (1889 đổi Trực Ninh) (gồm Cửu An, Nhất Phúc (9 làng An, 1 làng Phúc): An Lạc, An Phong, An Phú, An Lễ, An Nghiệp, An Nhân, An Đạo, An Trạch, An Nghĩa và Phúc Hải). – Tổng Tân Khai do Dinh điền sứ Đỗ Tông Phát quê tổng Quần Phương tổ chức khai khẩn, là tổng mới thành lập (có 4 lý: Hòa Định, Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính). Huyện Hải Hậu từ ngày 27/12/1888 đến năm 1895: có 6 tổng gồm 43 xã, lý, ấp(Tổng Quần Phương có 5 xã; Tổng Kiên Trung có 7 xã, lý, ấp; Tổng Ninh Nhất có 10 xã, lý, ấp; Tổng Tân Khai có 4 xã, lý, ấp; Tổng Quế Hải có 6 xã, lý, ấp; Tổng Ninh Mỹ có 11 xã, lý, ấp). – Tổng Quần Phương: Năm 1889, ba xã Quần Phương Thượng, Quần Phương Trung, Quần Phương Hạ thuộc tổng Quần Phương, mỗi xã cắt 1.000 mẫu ruộng đất, 100 chính đinh để thành lập 3 trại: Quần Phương Thượng trại, Quần Phương Trung trại, Quần Phương Hạ trại. – Năm 1890, huyện Hải Hậu lập tổng Ninh Mỹ: Năm 1890, cắt 11 xã, lý, ấp, trại của tổng Quần Phương để thành lập tổng Ninh Mỹ (gồm các xã, lý, ấp sau: Quần Phương Thượng trại; Quần Phương Trung trại; Quần Phương Hạ trại, hai lý; Quỳnh Phương; Lục Phương; Xã Ninh Mỹ; Ninh Cường trại; Phú Văn Lý; Phú Văn Nam; Phú Văn Quý; Phú Lễ Ấp). –Các tổng Kiên Trung, Ninh Nhất, Tân Khai vẫn giữ nguyên. – Tổng Quế Hải-do cụ Nghè Đỗ Tông Phát tổ chức khai khẩn, thành lập năm 1895 gồm 6 xã: Trung Phương, Thanh Trà, Trùng Quang, Liên Phú, Quế Phương, Doanh Châu và 1 ấp. IV. Huyện Hải Hậu từ 1896 đến tháng 8/1945 (có 61xã, thôn, ấp, lý): – Tổng Quần Phương (có 11 xã, thôn):Quần Phương Thượng, Quần Phương Đông, Tả Hữu Giáo Giáp. Tứ Trùng Nam thôn, Quần Phương Trung, Quần Phương Nam, Trung Thôn, Quần Phương Hạ, Nam Thôn, Phương Đê xã Giáp Thất Phương Đê. Phố cổ Đông Biên – Hải Hậu Xã Quần Phương Thượng: Năm 1893 tách ra lập Tả, Hữu giáo giáp, năm 1916-1925 mới thành tên giáp. Năm 1900 tách ra lập thôn Quần Phương Đông. Năm 1909 thành xã Quần Phương Đông. Năm 1917 tách ra lập Tứ Trùng Nam Thôn. Năm 1919 mới thành tên thôn. Xã Quần Phương Trung: Năm 1920 tách ra lập thôn Quần Phương Nam. Năm 1921 thành xã Quần Phương Nam, đồng thời thành lập Trung thôn. Xã Quần Phương Hạ: Năm 1898 tách ra lập Nam Thôn. Xã Phương Đê: đầu thế kỷ 20 tách ra lập xã Giáp Thất Phương Đê. – Tổng Kiên Trung(có 10 xã, thôn):Lạc Nam, Kiên Trung, Trà Trung, Trà Hạ, Hội Khê Nam, Hà Quang, Hà Lạn, Hà Nam, Thanh Quang, Phú Hải. Tách ra thành lập xã Hà Nam, Thanh Quang. Thời Nguyễn Duy Tân (1907-1915) khai khẩn được thôn Phú Hải sáp nhập vào tổng Kiên Trung. – Tổng Ninh Nhất(có Cửu An, Nhất Phúc): An Lạc, An Phong, An Phú, An Lễ, An Nghiệp, An Nhân, An Đạo, An Trạch, An Nghĩa và Phúc Hải. – Tổng Tân Khai(có 5 xã, thôn): Hòa Định, Văn Lý, Tang Điền, Kiên Chính, Xương Điền. Khoảng năm 1920 thành lập xã Xương Điền, sáp nhập vào tổng Tân Khai. – Tổng Ninh Mỹ(có 17 xã, thôn, lý, ấp trại): Quần Phương Thượng trại, Quần Phương Trung trại, Quần Phương Hạ trại, Quỳnh Phương, Lục Phương, Ninh Mỹ, Ninh Cường trại, Phú Văn Lý, Phú Văn Nam, Phú Văn Quý, Phú Lễ Ấp, Xuân Thủy, Xuân An, Xuân Đài, Cồn Tròn, Hoàng Hải, Thịnh Long. Thời Khải Định (1907-1925) khai khẩn thêm xã: Xuân An, Xuân Thủy, Xuân Đài, Cồn Tròn, Hoàng Hải, sau đó khai khẩn được khu Nam Cồn, Long Châu lập thành xã Thịnh Long. – Tổng Quế Hải(có 8 xã): Trung Phương, Thanh Trà, Trùng Quang, Liên Phú, Quế Phương, Doanh Châu, Hải Nhuận, Xuân Hà. Năm 1896 khai khẩn được xã Hải Nhuận. Khoảng năm 1920 lập được ấp Xuân Hà đều sáp nhập vào tổng Quế Hải. Năm 1924 lập xóm Đồng Mới Kiên Trung, sau là xóm An Hóa, nay thuộc xã Hải Đông. Năm 1937huyện Hải Hậu thăng lên cấp Phủ-Hải Hậu. Ngày 21/8/1945khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền nhân dân được thành lập Phủ Hải Hậu đổi lại thành huyện Hải Hậu, thuộc tỉnh Nam Định. Địa giới và danh hiệu các xã trong huyện chỉ thay đổi tách khu giáp giới Tang Điền và Văn Lý lập xã Tang Văn. Nhà thờ Giáo Xứ Triệu Thông- Hải Bắc- Hải Hậu- Nam Định VI. Năm 1948huyện quyết định hợp các xã nhỏ thành xã lớn, bỏ ranh giới 6 tổng chia thành 4 khu (18 xã): – Khu I gồm 11 thôn, xã của tổng Quần Phương hợp lại thành 4 xã mới: 1-Các xã Quần Phương Thượng, Quần Phương Đông, Thôn Tả Hữu, Tứ Trùng Nam thôn hợp lại lấy tên là xã Quần Anh. 2-Các xã Quần Phương Trung, Quần Phương Nam, Trung Thôn hợp lại thành xã Trung Nam. 3-Các xã Quần Phương Hạ, Nam Thôn hợp lại thành xã Quần Phương. 4-Các xã Phương Đê, Giáp Thất Phương Đê hợp lại thành xã Minh Khai. – Khu II gồm 10 thôn xã của tổng Kiên Trung và xã Hải Nhuận của tổng Quế Hải hợp lại thành 4 xã mới như sau: 1-Các xã Kiên Trung, Lạc Nam hợp lại thành xã Phan Chu Trinh. 2-Các xã Hội Khê Nam, Trà Trung hợp lại thành xã Hải Nam. 3-Các xã Hà Lạn, Phú Hải, Hải Nhuận hợp lại thành xã Hưng Đạo. 4-Các xã Trà Hạ, Thanh Quang, Hà Nam, Hà Quang hợp lại thành xã Ái Quốc. – Khu III có 11 xã gồm 8 xã của tổng Quế Hải và 3 xã của tổng Tân Khai hợp lại thành 3 xã mới như sau: 1-Trung Phương, Thanh Trà, Trùng Quang hợp lại thành xã Quang Trung. 2-Doanh Châu, Xuân Hà, Liên Phú, Quế Phương hợp lại thành xã Xuân Phương. 3-Các xã Hòa Định Văn Lý, Xương Điền hợp lại thành xã Tân Hưng. – Khu IVgồm 30 xã thôn, lý, ấp: của tổng Ninh Nhất 10; của tổng Ninh Mỹ 17; của tổng Tân Khai 3 hợp lại thành 7 xã mới như sau: 1-Tổng Ninh Nhất 10 xã hợp lại thành 2 xã mới như sau: Các xã An Nghĩa, An Đạo, An Trạch, An Nhân, An Nghiệp hợp lại thành xã An Ninh. Các xã An Lễ, An Phong, An Phú, An Lạc, Phúc Hải hợp lại thành xã Phúc An. 2-Tổng Ninh Mỹ có 17 xã, thôn hợp lại thành Các xã trại: Quần Phương Thượng trại, Quỳnh Phương, Quần Phương Trung trại, Lục Phương hợp lại thành xã Liên Phương. Các xã Phú Văn Nam, Phú Lễ Ấp, Thịnh Long hợp lại thành xã Hải Châu. Các xã Ninh Mỹ, Ninh Cường, Phú Văn Lý, Phú Văn Quý hợp lại thành xã Phú Ninh. Các xã Xuân Thủy, Xuân An, Xuân Đài, Hoàng Hải, Cồn Tròn hợp lại thành xã Liên Tiến. Các xã: Quần Phương Hạ của tổng Ninh Mỹ và 3 xã, lý (Kiên Chính, Tang Văn, Tang Điền) của tổng Tân Khai hợp lại thành xã Tứ Mỹ. Chùa Phúc Sơn – Hải Trung. VII. Thời kỳ địch tạm chiếm (từ 12/1949-05/3/1952)ngụy quyền đổi huyện Hải Hậu thành quận Hải Hậu thuộc tỉnh tự trị Bùi Chu. VIII. Ngày 23/02/1952 tức trước ngụy quyền tan rã 14 ngày, Chính quyền ta vẫn giữ nguyên tên huyện Hải Hậu. Huyện quyết định chia 3 xã thành 6 xã: xã Quần Anh chia thành 2 xã: Quần Anh và Phương Anh; xã Trung Nam chia ra 2 xã Trần Phú và Hoàng Nam, xã Quần Phương chia ra 2 xã Quần Phương và Tân Anh. Đến lúc này huyện Hải Hậu có 21 xã. Ngày 15/10/1952Thủ tướng chính phủ ra Nghị quyết số 224/TTg đổi tên 19/21 xã (2 xã Hải Nam và Hải Châu không đổi tên mới) thành 30 xã. Tất cả các xã trong huyện Hải Hậu đều lấy chữ “Hải” trên đầu cụ thể như sau: xã Quần Anh thành xã Hải Anh; xã Phương Anh thành xã Hải Đường; xã Trần Phú thành xã Hải Trung; xã Hoàng Nam thành xã Hải Long; xã Quần Phương thành xã Hải Phương; xã Tân Anh thành xã Hải Tân; xã Minh Khai thành xã Hải Minh. Xã Hưng Đạo thành xã Hải Phúc và xã Hải Lộc. Xã Phan Chu Trinh thành xã Hải Vân, xã Hải Hưng và xã Hải Thắng. Xã Ái Quốc thành xã Hải Thanh và xã Hải Hà. Xã Quang Trung thành xã Hải Quang. Xã Xuân Phương thành 2 xã Hải Đông và Hải Tây. Xã Tân Hưng thành xã Hải Lý. Xã Tứ Mỹ thành xã Hải Triều. Xã Liên Phương thành 2 xã Hải Phú và Hải Cường. Xã Phú Ninh thành 2 xã Hải Ninh và Hải Giang. Xã Hải Châu vẫn nguyên tên. Xã Liên Tiến thành 2 xã Hải Xuân và Hải Hòa. Xã An Ninh thành 2 xã Hải An và Hải Toàn. Xã Phúc An thành xã Hải Phong. Sau kháng chiến chống Pháp chế độ 4 khu không còn, các xã trực thuộc huyện. Cầu Ngói – Hải Anh Năm 1956, Cải cách ruộng đấtchia ra một số xã mới. Trong đó có một số xã của tổng Ngọc Giả Hạ huyện Trực Ninh sáp nhập vào. Hải Minh chia ra thành xã Hải Minh và xã Hải Bình; Hải Anh chia ra thành xã Hải Anh và xã Hải Hùng; Hải Đường chia ra thành xã Hải Cát và xã Hải Đường; Hải Trung chia ra thành xã Hải Trung và Hải Thành; xã Hải Long chia ra thành xã Hải Sơn và xã Hải Long; Hải Phương chia ra thành Hải Bắc và Hải Phương; Hải Tân chia ra thành Hải Tiến và Hải Tân; Hải Châu chia ra Hải Thịnh và Hải Châu; Hải Triều chia ra Hải Chính và Hải Triều; Xương Điền đổi thành Hải Lương. Sửa sai Hải Lương hợp vào xã Hải Lý. Cũng năm 1956, tách thôn Hội Khê Ngoại xã Xuân Hòa huyện Xuân Trường nhập vào xã Hải Nam, huyện Hải Hậu. Năm 1958 theo Quyết định của Chính phủ, thị trấn Cồn được thành lập, gồm một phần diện tích của xã Hải Tiến, Hải Tân tách ra. Cau Hải Hậu – một đặc sản chế tạo kẹo Cau nổi tiếng IX. Ngày 26/3/1968Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 263/CP cắt 7 xã của huyện Trực Ninh sát nhập vào huyện Hải Hậu. Gồm các xã Trực Đại, Trực Tiến, Trực Thắng, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng. Các xã Trực Tiến, Cường, Phú, Hùng vẫn giữ nguyên chữ Trực ở đầu. Đưa tổng số xã của Hải Hậu lên 46 xã và một thị trấn Cồn. Ngày 28/8/1971 Chính phủ ra Quyết định số 223/CP cho hợp nhất xã Hải Bình vào xã Hải Minh-Lấy tên là xã Hải Minh. Ngày 18/12/1976 Chính Phủ ra Quyết định số 1506/CP hợp nhất các xã Hải Tiến vào thị trấn Cồn; hợp nhất Hải Cát và Hải Đường thành xã Hải Đường; Hải Thành và Hải Trung thành xã Hải Trung; Trực Tiến và Trực Đại thành xã Trực Đại. Ngày 27/6/1977 Chính phủ ra Quyết định số 135/CP hợp nhất các xã Hải Thắng và Hải Hưng thành xã Hải Hưng; Hải Hùng và Hải Anh thành xã Hải Anh. Lúc này huyện Hải Hậu còn 39 xã, 1 thị trấn Cồn Ngày 01/4/1986 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 34/HĐBT thành lập thị trấn Yên Định (huyện lỵ mới của Hải Hậu) Gạo nếp Hải Hậu – Gạo Tám Hải Hậu – Rượu Hải Hậu là đặc sản nổi tiếng gần xa |