Hải Hậu quê tôi

Vào những ngày thời tiết mưa dông bão bùng hay những ngày giá rét vào đông, tại làng quê Hải Hậu lại rộn ràng mùa nổ bỏng, gợi lại một miền ký ức tuổi thơ thu gọn.

Bỏng gạo dài
Bỏng nổ là một thức quà đặc biệt của trẻ em vùng nông thôn, chủ yếu là từ gạo từ ngô, mà tại làng ghề bánh kẹo Đông Cường, Hải Hậu, Nam Định đã rất nổi tiếng với “bỏng ngô, bỏng gạo”. Đến đây vào những ngày mùa đông, bạn sẽ nghe đâu đó có tiếng nổ “đùng đùng”, đó chính là âm thanh báo hiệu một mẻ bỏng ngô đã ra lò, còn với bỏng gạo thì qua tiếng kêu ro ro của cái máy nổ bỏng, những cái bỏng gạo cứ dài dần ra rồi được cắt vào cái mẹt.
Bỏng kén
Bỏng ngô
Nguyên liệu để làm ra loại bỏng được nhắc đến trên một Blog về ẩm thực nổi tiếng của Mỹ khá dễ tìm, toàn bộ đều làm từ những thứ có sẵn ở nhà nông.Với bỏng ngô thì chỉ cần ngô là đủ, bỏng gạo bạn hãy trộn gạo quê (là ngon nhất) với xíu đường, sang thì cho thêm lạc, mì tôm, đỗ xanh,…tùy theo sở thích của mỗi người. Theo kinh nghiệm của anh Tiến (TDPS.6, Yên Định, Hải Hậu, Nam Định) thì cứ 1 kg gạo trộn 2 lạng đường thì sẽ có một mẻ bỏng gạo ngon.
Nguyên liệu nổ phổng
Nếu một lần đến Hải Hậu, muốn thưởng thức món quà đặc biệt này, bạn có thể đến làng nghề bánh kẹo Đông Cường hoặc đến chợ Đông Biên, chợ Cầu Đôi để mua, sẽ có rất nhiều loại bỏng với đủ các vị cho bạn lựa chọn. Tin chắc rằng, khi nhâm nhi bỏng gạo, bạn sẽ thấy nó cũng giống bim bim, giòn giòn ngậy ngậy nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều. Nó cũng gợi lại tuổi thơ của bao người với ký ức đầy khó khăn nhưng cũng đầy ắp tiếng cười với những khoảng khắc đẹp bên túi bỏng ngô, bỏng gạo.
Đó là những lần vòi mẹ 2.000 – 3.000 đồng để đi nổ bỏng, nhớ hình bóng cái bóng dài, bỏng kén,…với một bò gạo đã có một mẻ bỏng ăn bét nhè. Đó là những lần cãi cọ nhau đòi cho nhiều đường vào gạo làm chết máy của chú nổ bỏng, đó là cảm giác chờ đợi chiếc bỏng ra lò và nếm thử hương vị đích thị thật là tuyệt vời.
Câu chuyện tuổi thơ sẽ còn nối dài với nhiều thế hệ và bỏng gạo, bỏng ngô chắc chắn vẫn sẽ là món ăn vặt dân dã của người con Hải Hậu nói riêng và Việt Nam nhiều năm về sau nữa. Hải Hậu những ngày giáp tết thật rộn ràng, nào bánh nhãn, nào bỏng, nào bánh khảo, kẹo lạc tuyệt vời lắm, nếu có cơ hội ghé thăm Hải Hậu, bạn hãy nếm thử một lần thức quà đặc biệt này nhé!
Theo nguồn: Gaoquehaihau

Bài viết cùng chuyên mục

  • Hải Hậu qua các thời kỳ lịch sử

    Quần Anh – Quần Phương – Hải Hậu qua các thời kỳ lịch sử Làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh được ra đời vào khoảng năm 1485 thuộc thôn Bắc Cường – xã Quần Anh thuộc tổng Thần Lộ, sau thuộc tổng Kim Giả, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, trấn […]

  • Giọng nói đặc trưng của người Hải Hậu đi đâu ai cũng biết

    Giọng nói đặc trưng của người Hải Hậu đi đâu ai cũng biết Với giọng nói nặng, cái giọng ngân dài thật là dài với những câu nói phổ biến: nhé, với, như vầy, bằng nào, đấy hầy…Dường như chính là giọng nói đặc trưng của người Hải Hậu – Nam Định quê tôi. Nhiều […]

  • Lễ hội Chùa Phúc Hải – xã Hải Minh năm 2013

    Lễ hội Chùa Phúc Hải – xã Hải Minh năm 2013 Chùa Phúc Hải xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là công trình kiến trúc được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định của Bộ VH số 1207-QĐ/BT ngày 11 tháng 09 năm 1993. Chùa Phúc […]

  • Hải Minh vùng đất cổ vật

    Hải Minh Vùng Đất Cổ Vật Theo lời kể từ các trưởng làng và những người lớn tuổi, Cổ vật xuất hiện ở Hải Minh từ dòng họ nhà Phạm cách đây 200 năm. Dòng họ Phạm, có những cố nhân rất tài tình trong sách lược cai trị và trinh chiến, được nhà Nguyễn […]

  • Bộ trường kỷ gỗ gụ giá rẻ

    Lựa chọn bộ bàn ghế trường kỷ gỗ gụ giá rẻ nhất Kinh nghiệm mua trường kỷ gỗ giá rẻ,bền đẹp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu TRƯỜNG KỶ GỖ và lựa chọn được bộ bàn ghế gỗ trường kỷ giá rẻ. Cùng đồ gỗ đẹp ĐỒ GỖ CHUNG CỔ tìm hiểu […]

Call Now Button