Giọng nói đặc trưng của người Hải Hậu đi đâu ai cũng biết

Với giọng nói nặng, cái giọng ngân dài thật là dài với những câu nói phổ biến: nhé, với, như vầy, bằng nào, đấy hầy…Dường như chính là giọng nói đặc trưng của người Hải Hậu – Nam Định quê tôi.

Nhiều khi cứ nghĩ lại mình lại tủm tỉm cười vì những câu nói vừa phát ra thì đã bị bắt thóp ngay là người Hải Hậu – Nam Định. Lúc đó cũng chỉ bắt tròn, mắt dẹt, mồm há hốc ra và nghĩ: “Ồ sao họ giỏi thế mà đoán ra ngay mình là người Hải Hậu nhỉ?”

Thế rồi đứa như mình trả lời và hỏi ngay lại: “Sao anh biết em là người Hải Hậu thế ạ!”

Ôi! câu trả lời cũng thú vị ghê và ngắn gọn đó là “Chữ với” em vừa nói ra….Là anh biết ngay là người Hải Hậu. Anh cũng tiếp xúc và nói chuyện với người Hải Hậu nhiều nên khi thấy em nói từ “Với” là anh đoán ra ngay. Thế đấy các bạn ạ! Chỉ có mỗi câu từ “Với” mà mình đã biết vì sao người ta nhận diện ra đích thị là người Hải Hậu. Mà cái giọng người Hải Hậu mình cũng đặc trưng ghê đó là giọng nói dài thật dài, đã thế lại còn ngân ra xa ơi là xa, đặc biệt là giọng nói nặng….Nên thảo nào, dù có đi đâu xa xôi, bạn cứ dễ dàng bị bóc tách và nhắc nhở chúng mình: “Con em Hải Hậu đấy nhé!”….Cũng vui thật đấy.

1. Hầu hết hay bất kỳ trong câu nói cuộc hội thoại đều đi kèm từ “với”

Có một lần, chị cùng trọ với mình chuẩn bị đi chơi. Và được đà mình đã hỏi chị ý lại rằng:

Chị đi chơi đâu đấy? Cho em đi với?

Thế chị hỏi văn lại là:

Đi với là cái gì hả mày?

Hì hì, lúc đấy chột dạ cũng ngẫm nghĩ lại. Ừ nhỉ, cắt nghĩa câu đó ra nó chẳng có ý nghĩa gì cả? Nhưng miệng vẫn cười toen toét và trả lời với chị ý rằng:

Với chị ý chứ còn sao?

Hay như có lần ngó sang bạn cạnh phòng trọ liền nhờ sự trợ giúp của bạn ý. Mình vô tư hỏi bạn ý:

Bạn Tuấn đẹp trai? Cho tớ nhờ vả tý được không?

Bạn ý liền bóc thóp lại luôn:

Đã “nhờ” lại còn thêm “vả” thì ai dám giúp hả?

Ôi…trời…Bạn ý nói thế cả 2 đứa nhìn nhau cười. Rồi nghĩ lại đúng thật đã nhờ bạn ý bạn ý giúp lại còn bị đánh thì ai giúp chứ nhỉ?
Câu nhờ này của mình “thiệt hại” cho bạn ý quá nhưng mà hỏi xong và nghĩ lại công nhận chỉ thấy buồn cười thật đấy. Những câu hỏi, câu từ của người Hải Hậu quê mình khi “bóc tách” ra thì lại cảm thấy có gì đó đáng yêu và buồn cười ghê gớm. Chả thế mà, đi đâu xa thì người Hải Hậu đều bị “bắt thóp” với cái giọng đặc trưng của quê hương.

2. Cả phòng mình hôm nay chúng ta cùng nói từ “nhé”

Cả phòng mình hôm nay chúng ta cùng nói từ “nhé”

Ấy thế, nhiều bạn nơi khác lại thích câu “nhé” của nhà mình cực luôn. Chả là, nói đến giọng địa phương đứa em gái tớ nó cũng góp mẩu chuyện vui của KTX trường nó.
Một hôm, nó về phòng nói từ “nhé” kèm theo. Các bạn sống cùng ký túc xá với em tớ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc…đều thấy câu nói này hay hay, đáng yêu bèn bảo tất cả thành viên tối nay cả nhà nói chuyện đều kèm theo từ “nhé”. Tỉ dụ như là:

Hôm nay, cả nhà mình nói với nhau có từ “nhé” nhé!

Vừa nói xong, cả phòng liền đồng thanh hưởng ứng nhiệt tình và cùng trò chuyện hỏi thăm nhau một cách vui vẻ. Nhưng âm thanh nói chuyện cộng hưởng thêm từ “nhé” như 1 bản hòa âm làm cho tình bạn nơi đây trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Cùng nói chuyện 1 cách vui vẻ như:

Mai tao về Vĩnh Phúc nhà mày nhé!

Hay như là

Có người yêu là phải ra mắt đấy nhé!

Trao ôi, lần đầu tiên khi nghe em gái mình kể chuyện mà mình thấy vui ghê. Hóa ra, từ nhé cũng dễ thương, gần gũi và được nhiều người bạn nơi khác khen hay đấy chứ nhỉ? Chứ không phải chê như một số người vẫn nói:

Sao Hải Hậu nhà mày câu gì cũng có từ nhé kèm theo thế?

Ừ đúng rồi đấy. Hải Hậu quê mình là thế đấy, đã có đặc sản:
  • Tám Xoan Hải Hậu nức tiếng,
  • Bánh nhãn Hải Hậu giòn tan,
  • Nem nắm Hải Hậu thơm lừng,
  • Người Hải Hậu dễ mến, thân thương
Lại không thể không kể đến đặc sản truyền thống là “giọng nói” mà đi đâu ai cũng biết, Hì hì.

3. Chuyện vui phải kể khi đi mua hàng với câu nói “Bằng nào”

4. Chuyện vui phải kể khi đi mua hàng với câu nói “Bằng nào”

Cứ nghĩ lại, tớ lại tủm tỉm cười, có khi nhiều người nhìn thấy còn bảo con này bị hâm mất rồi? Sao lại cứ tự cười một mình thế nhỉ? Chẳng biết, các bạn có thấy vui không nữa? Nhưng tớ lại cực kỳ khoái trí khi mọi người nhận ra mình là người Hải Hậu qua giọng nói.
Chẳng là thế này, một hôm tớ đi chợ mua thịt lợn. Vừa đi, tớ vừa nghĩ trong đầu và nhắc nhở mình luôn là:

Nhớ phải hỏi của em hết bao nhiêu? Chứ không được nói hết bằng nào?

Ấy thế mà, theo quán tính tớ đến hỏi mua thịt lợn ở nhà cái anh béo chuyên bán ngoài chợ. Chả là, tầm tối cũng nhiều người mua, nên cửa hàng anh ý cũng khá đông. Tớ xếp hàng mua, đến lượt tớ mua hàng tớ liền bảo:

Anh bán cho em 2 lạng thịt lạc ạ?

Xong tớ liền hỏi anh:

Của em hết bằng nào tiền thế anh?

Ối trời ơi…..Tớ bị bóc phốt luôn các bạn ạ! Không ngờ anh vừa thái thịt vừa trả lời:

Của em hết 25 nghìn. Biết ngay mà, chỉ có người Nam Định mới hỏi câu “bằng nào tiền”.

Vừa đi, vừa mỉm cười, lại mắc sai lầm “đáng yêu” quá. Đã nhắc nhở mình là phải hỏi “hết bao nhiêu”. Thế mà theo thói que vẫn hỏi câu “bằng nào”.
Rồi, nhân lúc gặp bạn học thời cấp 2 kể cho nó nghe về “giọng đặc trưng của người Hải Hậu” đi đâu ai cũng biết. Thế là được thể, cô bạn mình và mình vừa nói vừa cười “lắc lẻ” và kể chuyện giọng nói Hải Hậu trên Thái Nguyên của bạn ý cho mình nghe.
Bạn mình cũng nói là khi đi mua suất cơm ở ngoài anh chủ quán liền hỏi:

Em lấy những món gì?

Cô bạn mình chỉ những món này, này, kia, kia xong hỏi?

Của em hết bằng nào?

Anh chủ quán vui tính liên trả lời:

Của em hết bằng này? (Ý nói là em gọi bao nhiêu món là bằng ý thức ăn trong hộp cơm)

Cô bạn mình lại hỏi lại

Thế của em hết bằng nào? (Ý hỏi giá tiền là bao nhiêu?)

Anh chủ quán liền trả lời:

Của em hết bằng này là bằng này…

Lúc này, tất cả mọi người trong quán liền nhìn rồi cười ồ lên. Cô bạn mình quay lại mãi không hiểu họ cười vì cái gì? Tại sao họ cười như thế? Rồi chuyện gì cũng được giải quyết vì có người cất lên:

Em phải hỏi là hết bao nhiêu chứ?

À….ha…Lúc này, cô bạn mình mới hiểu phải hỏi là hết bao nhiêu? Chứ không được hỏi là hết bằng nào? Nếu mà cứ hỏi như thế thì câu trả lời vẫn là “bằng nào”. Công nhận hài hước thật ấy các bạn nhỉ?

5. Và câu chuyện về “túi áo mưa” khi mua đồ ăn trong cửa hàng

Và câu chuyện về "túi áo mưa" khi mua đồ ăn trong cửa hàng

Và câu chuyện về “túi áo mưa” khi mua đồ ăn trong cửa hàng

Ở quê mình vẫn hay gọi túi bóng là túi áo mưa chuyên để gói phần phải không ạ? Thế là, có một hôm bạn mình ở trong ký túc xá liền hỏi:

Cả phòng mình có biết túi áo mưa mình để ở đâu không?

Cả phòng đều trả lời:

Không biết bạn ạ!

Sau đó, bạn mình bảo rõ ràng mình để ở đầu giường mà sao không thấy nhỉ? Tìm thấy bạn mình mới hét toáng lên:

Túi áo mưa của mình đây rồi!

Cả phòng liền nhìn nhau đồng thanh cười:

Đây là túi áo mưa của bạn hay sao? Bạn phải nói là túi bóng thì mới đúng chứ?

Hì hì. Từ đó, bắt đầu bạn mình định hình là phải thay cách gọi “túi áo mưa” bằng “túi bóng”
Cũng như mình, khi đi mua đồ ở ngoài hàng, vẫn theo quán tính và cách gọi nhà mình liền hỏi?

Cô bán cho cháu 6 hộp sữa chua ạ? Cô ơi, cho cháu xin túi áo mưa để đựng?

Lạ thật, mình hỏi xong cô ý chẳng phản ứng gì đến lúc lại hỏi lại:

Cô cho cháu xin túi áo mưa để đựng ạ?

Vẫn nhận được sự im lặng tuyệt đối, lúc ấy mới nhớ lại câu chuyện của bạn mình kể mình liền nói lại:

Cô cho cháu xin túi bóng đựng ạ!

Thế là, lúc này cô chủ quán mới nói:

Lúc mày hỏi cô áo mưa, cô bảo trời nắng thế nào mày mua áo mưa làm gì?

À vâng, cháu nói nhầm cô ạ! Thế đấy các bạn ạ! Giọng nói của người Hải Hậu quê mình rất đặc trưng, rất đặc biệt nhưng tớ thấy cũng rất đáng yêu. Mỗi vùng miền, mỗi quê hương đều mang những nét đẹp riêng biệt của người nơi đó. Có thể, sẽ có bạn thấy ngại ngùng, ngượng ngùng vì giọng nói địa phương của mình vì sẽ có những lời bàn tán, cười nhạo. Nhưng thay vì ngại ngùng, thì bạn cứ sống thật với chính mình vì quê hương không thể chối bỏ. Và đồng nghĩa, sống trong môi trường nào bạn cũng vẫn cố gắng rèn luyện và thay đổi kỹ năng sống cho phù hợp với môi trường sống xung quanh mình nhé! Tớ đã từng nhớ cô giáo tớ đã hỏi 1 bạn khi bốc thăm phải câu hỏi mà bạn không học thuộc. Và bạn ý xin cô cho bốc lại câu hỏi khác. Thay vì đồng ý, cô đã hỏi bạn lại như sau:

Thế sinh ra em có quyền lựa chọn cha mẹ hay không?

Còn bạn, bạn thấy giọng quê mình thế nào? Hãy trao đổi và kể câu chuyện lại của mình bằng cách comment dưới đây nhé!

Theo nguồn: Gaoquehaihau.com

Bài viết cùng chuyên mục

  • Đồ cổ

    Ở miền Nam, nói đến thú chơi đồ cổ thì không thể không nhắc đến cụ Vương Hồng Sển (1902-1993) người từng tự nhận mình ham thích đồ xưa còn hơn khách hào hoa mê gái đẹp và hơn người đánh bạc mê trò đỏ đen. Vào năm 90 tuổi, đoán rằng sắp đến lúc […]

  • Hải Minh vùng đất cổ vật

    Hải Minh Vùng Đất Cổ Vật Theo lời kể từ các trưởng làng và những người lớn tuổi, Cổ vật xuất hiện ở Hải Minh từ dòng họ nhà Phạm cách đây 200 năm. Dòng họ Phạm, có những cố nhân rất tài tình trong sách lược cai trị và trinh chiến, được nhà Nguyễn […]

  • Hải Hậu qua các thời kỳ lịch sử

    Quần Anh – Quần Phương – Hải Hậu qua các thời kỳ lịch sử Làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh được ra đời vào khoảng năm 1485 thuộc thôn Bắc Cường – xã Quần Anh thuộc tổng Thần Lộ, sau thuộc tổng Kim Giả, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, trấn […]

  • Hải Hậu quê tôi

    Ngày mưa – Mùa nổ bỏng quê Hải Hậu lại rộn ràng, háo hức Vào những ngày thời tiết mưa dông bão bùng hay những ngày giá rét vào đông, tại làng quê Hải Hậu lại rộn ràng mùa nổ bỏng, gợi lại một miền ký ức tuổi thơ thu gọn. Bỏng gạo dài Bỏng […]

  • Các loại Sập Gỗ Gụ đẹp nhất hiện nay

    CÁC LOẠI SẬP GỖ GỤ ĐẸP NHẤT HIỆN NAY… SẬP GỤ LÀ TÊN GỌI CỦA MỘT LOẠI SẬP LÀM BẰNG GỖ GỤ DÙNG ĐỂ NẰM NGỦ,NGỒI ĂN CỖ,ĐÁNH CỜ,UỐNG TRÀ TIẾP KHÁCH…vV – SẬP GỤ là đặc sản của vùng miền phía Bắc từ thời phong kiến,Khi đó cuộc sống người dân còn rất nghèo,để […]

Call Now Button