Cầu Ngói di tích lịch sử

Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam

Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương, Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề, Hoành phi Câu đối Tủ chè, Đi lên đổi mới diệu kỳ sáng tươi,

 

Đến Cầu Ngói Chợ Lương  ( mới được tu sửa  năm 2010)  thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là Quý vị đã đến điểm đầu của làng nghề Hải Minh ( xã Hải Minh, huyện Hải Hậu).

 

Tem cầu ngói phát hành tháng 4 năm 2012

Từ thành phố  Nam Định  về Làng nghề Hải Minh (làng nghề truyền thống làm đồ gỗ mỹ nghệ và cây cảnh nghệ thuật), Quý khách đi đường Quốc lộ 21 về phía nam rẽ Ngoặt Kéo (20 km tính từ Nam Định) về Đò Huyện, đi khoảng 1 km là tới Cầu Ngói Chợ Lương (hay Cầu Ngói Chùa Lương), điểm đầu của xã Hải Minh, đi tiếp 500 m là tới Làng nghề Hải Minh. (mất khoảng 40 phút đi  xe hơi kể cả qua đò)

   Ngắm cây cầu nằm soi mình bên dòng nước trong xanh đã mang đến cho phong cảnh làng quê Việt một vẻ đẹp thật đặc biệt, khó quên.  Tại đây, trong một lần về thăm quê, đứng trên cầu,  Nhà Thơ Vũ Quần Phương đã sáng tác bài thơ  Đợi… tuyệt hay.

    Vài năm sau đó, Nhạc sỹ Huy Thục cũng về Hải Hậu công tác, Nghe nói : khi Nhạc sỹ đứng trên cầu đợi “ô tô khách” giữa trưa hè oi ả …, chính dòng sông dịu mát  cùng cảnh đẹp thôn quê Hải Hậu đã thổi hồn và chắp cánh cho những giai điệu mượt mà, đằm thắm, nhớ nhung,  mà mỗi khi nghe thấy ai nấy đều  cảm thấy bồi hồi súc động, bởi trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai mà chẳng  có lúc  “ĐỢI  …”. 

Quần thể Cầu ngói – Chùa Lương – Chợ Lương – Chùa Phúc Hải – Giếng đá Phúc Hải  và trên 20 nhà thờ công giáo đẹp lộng lẫy … làm nên một quần thể di tích nổi tiếng tại Hải Hậu – Nam Định – Việt Nam
Quần Anh nổi tiếng từ xưa
Biển đình phong lạc, bia chùa Phúc Lâm
Câu ca truyền đời nói đến một vùng đất mà cách đây gần 6 thế kỷ là cái nôi của cuộc khai hoang, lấn biển. Hồi đó 4 ông tổ khai sáng: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập và 9 dòng họ từ khắp nơi tụ về sinh cơ, lập nghiệp, trải qua bao gian nan, vất vả lập nên những xóm làng trù mật, phát triển trăm nghề, mở rộng địa bàn sinh sống  để thành huyện Hải Hậu ngày nay.
Vùng đất Quần Anh xưa (lúc đầu mang tên Quần Cường ấp, có thời là xã Quần Phương ) còn lưu giữ những giá trị văn hoá phong phú, mà tiêu biểu là cụm di tích lịch sử, văn hoá Chùa Lương – Cầu Ngói – Chùa Phúc Hải  thuộc Quần Anh Thượng (có giai đoạn đổi tên là Quần Phương Thượng – nay có tên là xã Hải Anh và xã Hải Minh phía bắc của  huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ). Nằm trong quần thể di tích này còn có đình Phong Lạc với tấm Hoành Phi nổi tiếng mang 4 chữ vua Lê ban tặng: “ Mỹ Tục Khả Phong ”.
   Cầu ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa,  cạnh khu chợ sầm uất có tên là Chợ Lương tạo thành một quần thể di tích.  Cùng niên đại xây dựng với chùa Lương, cầu Ngói mà nhân dân ta quen gọi là cầu Ngói chợ Lương (vì cầu ở liền chợ ) là một trong số 10 chiếc cầu cổ nhất Quần Anh xưa và là một trong ba cây cầu ngói cổ và đẹp nhất Việt Nam.
Chùa Lương & Cầu Ngói (xã Hải Anh)
Chùa Phúc Hải xã Hải MinhTam quan chùa Phúc Hải xã Hải Minh
Giếng đá & Chùa Phúc Hải di tích lịch sử văn hóa – xã Hải Minh – cách cầu ngói 700 m về phía Bắc
Về thăm cụm di tích này Quý khách cũng đừng quên ghé thăm các công trình văn hóa tôn giáo nổi tiếng khác, đặc biệt là trên 20 nhà thờ cổ kính đẹp lộng lẫy với các dòng kiến trúc Á Âu kết hợp, bởi cũng chính nơi đây, đất Quần Anh (cùng với Ninh Cường, Trà Lũ cách 10 – 20 Km) vào năm 1533 – 1553 , nơi đầu tiên được các Giáo Sỹ người Hà Lan đến truyền đạo tại Việt Nam. Nhà thơ Phạm Quốc Khánh và Vũ Quốc Toản đã viết :
        Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương
Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề
Hoành phi Câu đối Tủ chè
Đi lên đổi mới diệu kỳ sáng tươi.
                  …
 
      Dáng sanh giáo họ Phương Đê
Giếng đá Phúc Hải  mây về soi gương
      Phạm Pháo vọng tiếng chuông chiều
Kèn đồng lay động biết bao tâm hồn.
 
      Bãi bồi Trại Đáy ngày xưa
Vẳng nghe chạm đục như là nhạc reo
     Tân Bồi cửa Trệ ngắt xanh
Lúa ngô kín bãi, nhà vườn tươi cây.
 
     Đổi đời từ chính bàn tay
Làm giàu nhờ những đêm ngày tư duy
     Hải Minh đẹp lắm ai ơi
Kèn đồng vang mãi khúc ca yêu đời …
 
Xin trân trọng  giới thiệu một trong số những di tích lịch sử văn hóa nơi đây :
Cầu Ngói Chợ Lương là một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam 
Quần Anh (hay còn có tên Quần Phương) xưa có  “thập”  giáp. Trong mười  giáp thì có Chín giáp (từ giáp nhất đến giáp chín) chỉ dựng cầu bằng đá, kiến trúc cũng đơn giản, mục đích là để đi lại thuận tiện. Còn giáp mười ở gần chùa, gần chợ, chốn đô hội của Quần Anh chỉ dựng cầu Ngói, khác biệt với cầu của chín giáp, không chỉ phục vụ cho giao thông mà đây thực sự là một công trình đắc sắc, xứng đáng được xếp vào một trong những chiếc cầu nổi tiếng của trấn Sơn Nam Hạ xưa mà câu ca còn nhắc:
Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài

câu đối trên cầu :

Hoàng lộ phong thanh quá thử kỷ đa đề trụ khách
Giang thành dạ tĩnh du phương ứng hữu thu thư tiên

Nghĩa là:
Trên đường gió mát nhiều khách qua đây lưu lại văn thơ ca ngợi
Đi trên cầu trong đêm vắng như có nhận được sách tiên.

Theo đôi câu đối ở cầu thì tứ tổ đã quan tâm xây dựng cầu ngay từ những ngày đầu tiến hành công việc khẩn hoang:
Lê Hồng Thuận tứ tính thuỷ mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộ
Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung đề
Nghĩa là:
Đời Hồng Thuận (1509-1515) bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu thành đường trên nước
Đời Khải Định thứ bảy (1922) tu sửa nhu cũ, từng bậc xếp nên gương
Buổi đầu cầu Ngói chỉ là chiếc cầu mái ngói đơn sơ. Về sau mới tu sửa cầu nâng quy mô để hợp với cảnh chùa Phúc Lâm. Lần trùng tu lớn vào năm 1922 làm cho cầu không còn giữ được vẻ nguyên vẹn phong cách kiến trúc thế kỷ 17, song vẫn là một di tích có kiến trúc độc đáo trên đất Nam Hà (Nam Định ngày nay
Cầu vắt ngang qua sông Hoành chảy dọc xã Quần Anh xưa. Kiểu dáng thuộc loại “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu), các cụ già ở địa phương thì gọi là “Thượng hạ trì” (Trên là nhà, dưới là sông nước). Cầu dựng trên 18 cột đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng cột để gánh 6 vì, đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm, nâng sàn cầu, nhà cầu. Sàn cầu được thiết kế làm hai phần rõ rệt. Phần sàn của lòng cầu rộng 2m, gồm nhiều thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vuốt tròn cạnh tạo thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang cũng được ghép ván. Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ, con song. Hành lang là nơi khách bộ hành có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước, làng quê. Đặc biệt việc thiết kế nhà cầu đòi hỏi trình độ nghề nghiệp cao.
Để tạo thành 9 gian nhà cầu, tất nhiên phải cần 10 vì xà cột làm theo nối kiến trúc cổ của dân tộc. Hệ thống xà dầm bố cục chặt chẽ nâng chọn 40 cột cái, cột quân, cấu kiện chủ lực của nhà cầu. Các vì kèo, 36 xà dọc, thượng lương, xà ngang. Xà máng trên, máng dưới, hệ thống hoành rui…đều được gia công tỉ mỉ, đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, khiến bộ khung vừa cong, vừa uốn lượn, khít xà ăn mộng. Mái ngói được lợp rất khéo không bi xô, không bi dột. Người thợ tài hoa xưa đã đạt yêu cầu này nhờ sáng tạo ra kỹ thuật nửa lợp, nửa xây làm cho dáng mái rất đẹp tựa con rồng đang bay.
Tuy các mảng trạm khắc không nhiều và có phần đơn giản chỉ bằng các hàng soi, đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván bưng tạo hình con bướm, đầu con song tạo dáng lá đề cũng thể hiện tài hoa của nghề mộc cổ truyền đất Quần Anh. Đáng chú ý là hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng khá đẹp lại đề 4 chữ “ Quần Phương xã kiều” ( cầu xã Quần Phương). Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu, dáng vẻ vừa thân thuộc vừa lộ vẻ uy nghiêm, ý nghĩa đặt 4 con nghê ở đây được câu ca dân gian hé mở: “Bốn con nghê đực chầu về tổ tông”.
Cụ Trần Phúc Khiêm, nho sĩ thế kỷ trước, người ở xã Quần Anh thì tự hào vịnh về cầu Ngói:
Ba ngả dòng sông Ngói lợp cầu.
Công lao từ trước một mai đâu.
Quần Anh non nước xem như vẽ.
Đề cột nhà thơ cảm hứng sâu.
Đây nơi Quần ấp
Dấu tổ tiên xưa
Chùa Lương, cầu Ngói
Đẹp như bài thơ
Ở Việt Nam, ngoài Cầu Ngói Chợ Lương , còn có  :
Cầu ngói Thanh Toàn, Huế.
Cầu ngói bắc qua một con mương chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km theo đường bộ về phía đông.Làng Thanh Toàn được thành lập vào thế kỷ 16. Những di dân từ đất Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây, tạo nên 12 họ khai canh của làng. Một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng chiếc cầu gỗ để dân làng qua lại được thuận tiện, khỏi phải dùng đò ngang. Ðây cũng là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân.
Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ, được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều (trên nhà, dưới cầu), dài 17m, rộng 4m. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men chia làm 7 gian. Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ, rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá và còn là một thắng cảnh. Chiếc cầu được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, đã bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân xã đều chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ nó.Với tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và tôn trọng di sản văn hoá, nhiều thế hệ dân làng Thanh Toàn đã gìn giữ công trình kiến trúc độc đáo này của Huế. Tháng 9/1991, cầu được trùng tu lớn theo qui mô cũ và chính thức được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận Di tích quốc gia, trở thành danh thắng quý hiếm của cả nước.
Chùa Cầu – biểu tượng của Hội An
Chùa Cầu – tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ lợp ngói trong Khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam.
Chiếc cầu dài 18m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 17. Cây cầu còn có các tên khác là cầu Nhật Bản hay cầu Lai Viễn do chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An năm 1719 đặt tên, với hàm ý sẵn lòng đón đợi bạn phương xa đến.Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù (mamazu) – một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Cứ mỗi lần con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất… Chùa Cầu được coi như một thanh kiếm chằn ngang lưng con Cù, “trấn yểm” loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 6 lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và hình ảnh Chùa Cầu có trên tờ tiền polymer 20.000 đồng của Việt Nam hôm nay.Nơi đây mãi là điểm đến không thể thiếu trong tour du lịch Đà Nẵng – Hội An. Khách du lịch đến Hội An mà chưa ghé thăm Chùa Cầu thì coi như chưa đến. Đến rồi thì lưu luyến nhớ thương: “Ai đi phố Hội, Chùa Cầu/ Để thương để nhớ để sầu cho ai/ Để sầu cho khách vãng lai/ Để thương để nhớ cho ai chịu sầu…”

Tham khảo T.H – QHO  và ảnh sưu tầm các nguồn internet.

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE – PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH

Bài viết cùng chuyên mục

  • Tư vấn sập gụ tủ chè

    Tư vấn nơi giao lưu sập gụ tủ chè..giá bán buôn – uy tín – chất lượng – đảm bảo Rất nhiều người đang tìm địa chỉ thanh lý sập gụ tủ chè với mục đích là sẽ MUA SẬP GỖ GỤ giá thành rẻ hơn, nhưng chất lượng tốt hơn. Vậy làm thế nào để […]

  • Bộ bàn ghế Louis

    Để lên được giá bộ bàn ghế Louis thì người ta phải dựa vào những yếu tố như: chất liệu, kích thước, mẫu mã, thời gian hoàn thiện….Vậy giá bộ bàn ghế Louis bao nhiêu thì mời độc giả hãy theo dõi bài viết này nhé! Hỏi giá bộ bàn ghế Louis là bao nhiêu? […]

  • Các loại Đôn Gỗ đẹp nhất hiện nay

    TRUNG TÂM ĐỒ GỖ CHUNG LÝ TỔNG HỢP CÁC LOẠI ĐÔN GỖ ĐẸP GIÁ RẺ NHẤT HIỆN NAY CHUYÊN SẢN XUẤT CUNG CẤP BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ CÁC LOẠI MẪU ĐÔN GỖ GỤ VÀ GỖ TRẮC,MẪU MÃ ĐA DẠNG LỐI XƯA VÀ NAY THEO PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN ĐẸP VÀ ĐỘC ĐÁO..LÀ NƠI BÁN […]

  • Các loại Sập Gỗ Gụ đẹp nhất hiện nay

    CÁC LOẠI SẬP GỖ GỤ ĐẸP NHẤT HIỆN NAY… SẬP GỤ LÀ TÊN GỌI CỦA MỘT LOẠI SẬP LÀM BẰNG GỖ GỤ DÙNG ĐỂ NẰM NGỦ,NGỒI ĂN CỖ,ĐÁNH CỜ,UỐNG TRÀ TIẾP KHÁCH…vV – SẬP GỤ là đặc sản của vùng miền phía Bắc từ thời phong kiến,Khi đó cuộc sống người dân còn rất nghèo,để […]

  • Kinh nghiệm khi đi mua đồ gỗ

    KINH NGHIỆM KHI MUA BÁN ĐỒ GỖ, MUA BÁN NỘI THẤT Đối với không ít người chuẩn bị chuyển sang nhà mới mà nói, do không hiểu việc lựa chọn đồ gỗ nội thất lại là một việc cực kỳ đau đầu, có rất nhiều người mua đồ gỗ nội thất về nhà rồi lại […]

Call Now Button